Biện pháp chống thấm ngược triệt để nhanh chóng, hiệu quả nhất

Mắt Rồng cung cấp dịch vụ chống thấm ngược chuyên nghiệp, trọn gói, giá rẻ⭐_⭐_ ⭐ Bảo hành lâu dài ⭐_⭐_ ⭐ Đội thợ uy tín, tậm tâm, tay nghề cao ✅

Có hai phương pháp chống thấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay là chống thấm thuận và chống thấm ngược. Nghe cụm “chống thấm ngược” có lẽ có nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ, không hiểu về phương pháp chống thấm này.

Vậy nên, hôm nay mình xin giới thiệu đến bạn tất tần tật thông tin về chống thấm ngược. Từ khái niệm, đến vì sao cần sử dụng, quy trình và lưu ý khi sử dụng chống thấm ngược. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm này.

Chống thấm ngược là gì?

Chống thấm ngược là thi công chống thấm ở mặt trong, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản như sau: “để tránh nước thấm từ mặt ngoài vào tường, ta tạo một lớp chống thấm ở mặt trong thay vì chống thấm ở ngay bên ngoài thì được gọi là chống thấm ngược”. 

chong-tham-nguoc-la-gi

Vì sao cần phải thi công chống thấm?

Khi xảy ra hiện tượng tường bị thấm, bị vỡ kết cấu do nguồn nước xâm nhập, nhiều người nghĩ chỉ cần đục bỏ lớp cũ, trát lại lớp mới là được. Nhưng thực chất đây là hiểu lầm khá tai hại, chỉ giải quyết được ngọn và không trị được tận gốc. Vì:

  • Lớp vữa cũ đã được trộn cát, xi măng, nước theo một tỉ lệ nhất định. Và lớp vừa mới rất khó để trộn được đúng tỷ lệ của lớp cũ. Mà nếu không đúng, sẽ gây ra hiện tượng không ổn định, rời rạc, kết cấu tường dễ bị phá vỡ và tường sẽ sớm bị thấm lại như cũ.
  • Xi măng chỉ có thể giúp hàn gắn, che lấp nhưng không thể chống thấm được. Bởi xi măng có cấu trúc phân tử rỗng, tính thấm, dễ khuếch tán, không có độ đàn hồi và dễ bị rạn nứt khi nhiệt độ thay đổi.

Vậy nên, khi tường bị thấm hoặc gia chủ cần chống thấm triệt để, bạn nhất định phải sử dụng phương pháp chống thấm thuận hoặc chống thấm ngược mới đạt hiệu quả cao.

Khi nào nên sử dụng phương pháp chống thấm ngược

Phương pháp chống thấm ngược được sử dụng khi không thể thực hiện chống thấm thuận được. Một số trường hợp buộc phải sử dụng chống thấm ngược như:

  • Với hai khe nhà giáp nhau, nhà xây sau cần phải sử dụng chống thấm ngược để ngăn ngừa nước mưa đi theo khe hở giữa hai nhà và thấm vào tường.
  • Bể bơi có thể bị thấm mặt trong do nước trong hồ, thấm bên ngoài do mạch nước ngầm. 
  • Bị thấm do chung tường với nhà bên cạnh.
  • Những công trình cũ không áp dụng phương pháp chống thấm thuận, để lâu có thể dẫn đến tường bị thấm và vỡ kết cấu. Lúc này cần khắc phục bằng phương pháp chống thấm ngược.

Sau khi xác định được cần thi công chống thấm tường nhà hoặc các vị trí khác, ta bắt đầu xem xét, đánh giá xem sử dụng phương pháp chống thấm ngược nào phù hợp và hiệu quả nhất.

Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả

Chống thấm ngược bằng sản phẩm chống thấm WP 100 của sơn Nippon

Ưu điểm của chất chống thấm WP 100 trong sơn Nippon trong quá trình chống thấm ngược hiệu quả:

  • Chất chống thấm WP 100 có khả năng bám dính cao trên những bề mặt ổn định.
  • Khả năng chống thấm, chống kiềm hóa, nấm mốc trên tường rất tốt.
  • WP 100 không độc hại, không chứa kim loại nặng như Selen, Asen, chì, thủy ngân nên rất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.
  • Có thể dùng chống thấm cho nhiều vị trí khác nhau như: tường, trần, nền nhà, sân thượng,…
  • Đặc biệt, khả năng lấp đầy các khe nứt nhỏ giúp tạo độ liên kết chắc chắn cho kết cấu có thể khắc phục được tình trạng thấm ngược ở mức độ nhẹ.

chong-tham-nguoc-bang-son-chong-tham-wp-100-cua-son-nippon

Quy trình chống thấm bằng WP 100 trong sơn Nippon

Bước 1: Chuẩn bị 

  • Chuẩn bị sẵn sàng vật liệu, dụng cụ máy móc thi công như: chất chống thấm WP 100, khoan, đục nhon, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, chổi, bay trát vữa,…
  • Chuẩn bị bề mặt thi công: bề mặt thi công phải sạch sẽ, đảm bảo không còn bụi bẩn. Loại bỏ các lớp vữa, xi măng thừa trên bề mặt và xử lý các khe nứt sâu.

Bước 2: Bắt đầu thi công

  • Đầu tiên, cần cố định và bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót.
  • Sau đó, quét lớp lót chống thấm lên bề mặt rồi đợi khoảng 1 giờ cho khô.
  • Tiếp theo, quét lớp chống thấm WP 100 lên rồi chờ khoảng 2 đến 3 giờ cho khô. Quét liên tục như vậy từ 2 đến 3 lớp.

Bước 3: Bàn giao công trình

Thực hiện ngâm nước để kiểm tra khả năng chống thấm. Nếu xảy ra trục trặc thì gia cố, còn đã tốt thì bàn giao lại cho khách.

Chống thấm ngược bằng Sikaproof Membrane

Chất chống thấm Sikaproof Membrane (Sika) được sử dụng khá nhiều trong các công trình thi công chống thấm ngược nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

  • Sika có khả năng thẩm thấu và tạo màng kết nối tuyệt hảo, giúp bịt kín mọi vết nứt, mao mạch hở.
  • Thi công dễ dàng khi sử dụng chổi quét hoặc bình phun xịt đều được.
  • Sản phẩm không chứa dung môi, các chất độc hại đến con người và môi trường.
  • Chất chống thấm Sika không có mùi và không bị dính tay khi sử dụng. 
  • Khi khô, Sika có thể tạo thành một lớp phủ bền vững, có độ đàn hồi tốt và linh hoạt.

chong-tham-nguoc-bang-sikaproof-membrane

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm là vậy, những chất chống thấm ngược Sika không thể sử dụng cho những vật liệu như: tôn, gỗ,…

Quy trình thi công chống thấm ngược bằng Sika: 

Tương tự quy trình thi công chống thấm ngược bằng chất WP100. Các bạn cứ theo đó để áp dụng.

Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum đàn hồi

Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum đàn hồi cũng khá hiệu quả, chắc chắn và được nhiều người sử dụng. Sau đây là quy trình chống thấm ngược bằng màng khò Bitum đàn hồi hiệu quả.

chong-tham-nguoc-bang-mang-kho-bitum-dan-hoi

Bước 1: Chuẩn bị

  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công cần chống thấm.
  • Đục bỏ hết phần vừa thừa cho đến khi đụng đến phần bê tông rắn chắc thì dừng. Nếu bề mặt bì lồi thì dùng máy mài cho phẳng, nếu bề mặt lõm thì tiến hàng trám vá cho phẳng.

Bước 2: Bắt đầu thi công

  • Dùng lu sơn hoặc chổi quét để quét đều Bitum dạng lỏng lên bề mặt bê tông, tường nhà, chân nhà,… Đợi lớp lót khô khoảng 6 tiếng rồi tiến hành dán màng Bitum chống thấm.
  • Thực hiện dán màng khò Bitum chống thấm: trải tất cả các tấm màng ra hết bề mặt sao cho bề mặt khò úp xuống dưới để chuẩn bị đèn khò thổi lên các tấm trải. Chú ý phân bổ nguồn nhiệt đồng đều.
  • Tiếp theo, bề mặt sẽ bị tan chảy và lớp nhầy sẽ bám dính vào bề mặt đã sơn lót khi đã làm nóng bề mặt khò.
  • Sau đó, dùng con lăn hoặc chân ép phần màng vừa khò nhằm tạo thành bề mặt phẳng, tránh cho việc nhốt bọt khí.

Bước 3: bàn giao công trình

  • Cuối cùng, ngâm nước trong 1 ngày để kiểm tra hoàn thiện, nếu mọi thứ đều tốt thì tiến hành bàn giao cho khách hàng.

Chú ý: cần làm kín phần tiếp giáp tại các vị trí chồng mí. Và sau khi thi công xong thì lập tức làm lớp bảo vệ để tránh các sự cố xảy ra như: rách, bong, rộp,…

Bí quyết để thi công chống thấm ngược đạt hiệu quả tối ưu

Để quá trình chống thấm ngược đạt hiệu quả tốt nhất, sử dụng được lâu dài nhất, bền nhất, bạn cần phải chú ý những nguyên tắc sau:

  • Lớp chống thấm ngược phải có độ bám dính tường tốt và có tính đàn hồi cao.
  • Nên kết hợp chống thấm thuận và chống thấm ngược ngay từ đầu, để công trình được chống thấm một cách triệt để nhất.
  • Các phương pháp chống thấm ngược ở trên chỉ sử dụng được với nhà dân thường. Đối với những tầng hầm, cần phải sử dụng kỹ thuật cao hơn mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Trước khi thi công cần đảm bảo bề mặt thi công sạch, khô và ổn định.

Trên đây là mọi thông tin chi tiết về chống thấm ngược và biện pháp chống thấm nhà ở hiệu quả cho nhà ở từ Công ty xây dựng nhà Mắt Rồng Group. Hy vọng sẽ giúp ích được một phần nào thắc mắc và vấn đề mà bạn cần giải đáp.

4.9/5 - (1493 bình chọn)

Bài viết cùng chuyên mục

Bạn cần hỗ trợ?